Giới thiệu TRICHODERMA ĐHNL - chế phẩm ủ phân hữu cơ
- Nấm Trichoderma ĐHNL
Nấm Trichoderma ĐHNL được chế tạo ở dạng bào tử hoạt lực mạnh, đối kháng nấm bệnh, bảo vệ bộ rễ hiệu quả.
- Thành phần nấm Trichoderma ĐHNL:
Chất hữu cơ: 15%, N 3%, P2O5 1%, K2O 1%
Trichoderma spp: 1×108 CFU/g
Azotobacter spp: 1×108CFU/g
Độ ẩm: 30%
pH= 5-7
* Xuất xứ:
- Nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu do Trường Đại Học Nông Lâm nghiên cứu.
- Sản xuất và đóng gói: Biology Mekong Corporation
* Công dụng của nấm Trichoderma ĐHNL:
- Trichoderma ĐHNL giúp bảo vệ hệ rễ, hạn chế nấm bệnh – tuyến trùng. Hạn chế sự xâm nhập VSV có hại. Phân hủy rơm rạ, xác bã hữu cơ, cải tạo và nâng cao phẩm chất đất.
- Bổ sung VSV có lợi cho đất, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân phát triển. Tạo điều kiện cho cây trồng phát triển bộ rễ. Kết hợp với sản phẩm phan-humic-nhap-khau/ nhằm giúp cây phát triển bộ rễ khỏe.
- Kết hợp với phân hữu cơ cải tạo hệ đất tơi xốp, chất mùn nhiều hơn, tăng độ màu mỡ.
- Chuyên dùng ủ phân chuồng, phân xanh, xác bã hữu cơ, bã bùn mía, vỏ trấu,…
* HDSD:
1. Phòng bệnh trực tiếp trên cây trồng:
Sử dụng riêng hoặc phối hợp với phân hữu cơ để bón gốc, liều dùng: 1-2 kg/1000 m2. Tham khảo một số dòng phân bón hữu cơ nổi tiếng tại: phan-bon-huu-co/
Khi cây đang bị bệnh sử dụng 100-200 g Trichoderma DHNL/ gốc. Đối với cây ăn trái đường kính tán 2-4m hoặc 2-4kg/1000 m2.
Lúa: bón lót hoặc trộn vào hạt giống trước khi gieo sạ (1 kg/1000 m2) để phòng ngừa ngộ độc hữu cơ.
Cách ly với vôi và thuốc trừ bệnh, thời gian cách ly ít nhất là 5 ngày.
- Dùng để xử lý phân bón, ủ phân chuồng:
Nguyên liệu: 1 tấn phân hữu cơ các loại (phân chuồng, xác bã thực vật), 2-3 kg Trichoderma ĐHNL, 20-30 kg super lân.
Phương pháp ủ:
Bước 1: Trộn thật đều phân hữu cơ, Super lân, Trichoderma DHNL. Hoặc có thể rãi cách lớp, cứ mỗi lớp phân 5-10cm rãi 1 lớp mỏng Super Lân kết hợp Trichoderma DHNL.
Bước 2: Tưới đều nước, nước xả chuồng trại hoặc rỉ mật (nếu có) vào đống ủ để đạt độ ẩm 45-50%. Đảo trộn đều, đánh đống phân ủ (cao 1-1,5m), sau đó dùng bạt nylon (màu tối) đậy kín. Lưu ý: nền ủ phân phải khô ráo, thoát nước tốt.
Bước 3: 15-20 ngày sau, mở bạt ra (nhiệt độ đạt 60-70 độ C), đảo trộn đều, tưới thêm nước. Tiếp tục đậy lại ủ thêm 15-20 ngày. Sau 25-40 ngày (tùy theo nguyên liệu ủ) kể từ khi ủ, phân hoai mục hoàn toàn (nhiệt độ nguội lại bình thường) và có thể bón phân hữu cơ vi sinh sạch này cho mọi cây trồng.
Giá KWT