Giới thiệu Ổ cứng SSD WD 250GB WDS250G2B0A- new 100%
BẢO HÀNH 60 tháng BH 1 đổi 1 chính hãng toàn quốc
Thương Hiệu WD
Loại SSD
Dung lượng 250GB
Kích thước 2.5"
Tốc độ đọc / ghi (tối đa) 540MB/s / 525MB/s
Kết nối SATA 3
Đánh giá SSD WD Blue 250GB: Hiệu năng nhanh, giá thành hợp lý trong phân khúc
Western Digital từ lâu đã là một thương hiệu đáng tin cậy trong lĩnh vực lưu trữ điện tử với dòng sản phẩm HDD WD Blue, Red, Purple và Black. Tuy nhiên với xu thế SSD càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng, hãng lưu trữ dữ liệu máy tính lớn nhất nhì thế giới này do quá tập trung và mảng SSD cho những tập đoàn lớn mà có vẻ chậm chân trong cuộc chạy đua dành lấy phân khúc người dùng phổ thông. Western Digital mới chỉ ra mắt 2 bản SSD Green và Blue vào năm 2016 sau khi thành công mua lại mảng SSD và NAND flash từ SanDisk
WD Blue được thiết kế dựa trên SanDisk X400 SATA SSD với một số thay đổi về phần cứng và firmware cũng như nhiều lựa chọn khác về dung lượng sử dụng. Cũng như X400, WD Blue được phát hành dưới 2 định dạng, SSD 2.5" và NVMe SSD, cũng như sử dụng phần cứng SanDisk 15nm TLC NAND cùng với Marvell 88SS1074 controller. Bằng việc sử dụng tiêu chuẩn NAND TLC cho SSD, Western Digital đã đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm ổ cứng dạng rắn có dung lượng lớn nhưng giá thành phải chăng. Tuy nhiên để biết được rằng liệu SSD Blue tới từ WD có đủ sức cạnh tranh với Samsung, Kingston, Corsair hay Crucial hay không? Hãy cùng tìm hiểu như sau.
Western Digital WD Blue Specifications
Dung lượng 250GB 500GB 1000GB
Form Factor 2.5" 7mm SATA or M.2 2280 SATA
Controller Marvell 88SS1074
NAND SanDisk 15nm TLC
Sequential Read 550 MB/s 560 MB/s 560 MB/s
Sequential Write 525 MB/s 530 MB/s 530 MB/s
4KB Random Read 97k IOPS 100k IOPS 100k IOPS
4KB Random Write 79k IOPS 80k IOPS 80k IOPS
Average Power 70 mW
Max Power 4.4 W
Encryption No
Endurance (TBW) 100 TB 200 TB 400 TB
Bảo hành 60 tháng
Sản phẩm và phụ kiện
Không có gì quá đặc biệt trong khâu đóng gói SSD WD Blue, dù sao điều này cũng không ảnh hưởng tới hiệu năng nói chung của ổ cứng được đúng không? Hơn thế nữa, bao bì cho thấy rằng Western Digital không thực sự quan tâm tới bất kì điều hào nhoáng nào thừa thãi cả, mà khả năng hoạt động đi cùng với giá thành phải chăng mới là điều quan trọng nhất dành cho người dùng.
Giống như đã nói đến ở trên, toàn bộ phần cứng không hề có gì khác biệt đối với bản gốc mà WD đã mua được từ phía SanDisk, bao gồm cả controller Marvell 88SS1074. Bộ điều khiển 4 kênh này được trang bị công nghệ LDPC hỗ trợ cho quá trình sửa lỗi và có thể hoạt động cùng với MLC, TLC và 3D NAND TLC Flash sử dụng trong phiên bản này.
Bên cạnh với bộ điều khiển, một module cache từ Micron cùng với các gói BiCS (Bit-Cost Scaling) 3D TLC NAND 128GB được hàn trên bảng mạch trong. Và đó là những gì đáng lưu tâm về phần cứng.
Về phần mềm, nếu người dùng cần tới, có thể được tìm thấy tại website chính thức của Western Digital. Tại đây, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy WD SSD Dashboard, phần mềm quản lý dữ liệu dành riêng cho SSD được hãng phát triển.
Rất nhiều thông tin hữu ích có thể được quan sát từ phần mềm này, từ trạng thái, hiệu năng cho tới tuổi thọ của sản phẩm. WD SSD Dashboard cũng là nơi mà người dùng có thể kích hoạt Trim support nếu lựa chọn ổ cứng này làm boot drive/ nơi cài đặt hệ điều hành chính.
Bên cạnh Dashboard, người dùng có thể tìm tới Acronis True Image WD Edition , một ứng dụng tương đối hữu ích nếu bạn đang cần chuyển hệ điều hành từ một thiết bị lưu trữ khác sang SSD WD Blue mới nâng cấp.
Hiệu năng sử dụng
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng so sánh 5 sản phẩm SSD 1TB cùng phân khúc giá thành với SSD WD Blue 1TB: bao gồm Corsair Force LE, Toshiba OCZ, Adata SP550, Crucial MX300 và Mushkin Reactor.
Mọi sản phẩm trong mẫu đánh giá đều thể hiện hiệu năng sequential read - chuyển đổi dữ liệu có dung lượng lớn, tuyệt vời. 3-bit cell TLC không gây nên bất kì trở ngại gì trong quá trình truy xuất thông tin từ flash ở tốc độ cao. SSD WD Blue dẫu có đứng tại vị trí thứ 4, cũng gây được ấn tượng rõ ràng khi thua kém từ 10-20MBps.
Các ổ cứng TLC có trong bài viết này, ngoại trừ Adata SP550 , đều sử dụng một dạng thức/ thuật toán ghi trực tiếp vào die. Kĩ thuật này tăng cường hiệu năng đáng kể, tuy nhiên sẽ tạo nên áp lực vào NAND.
Random Read
Sequential Read/ Write là một chuyện, nhưng với việc sử dụng hàng ngày, yêu cầu chuyển đổi các file với độ lớn không đáng kể, 4K mới là thang đo đáng lưu tâm. Nhìn vào kết quả đọc 4K Random, chúng ta có thể thấy được hiệu năng vượt trội SSD WD Blue thể hiện với 10.000 IOPS ở mức queue depth 1, chỉ Samsung 850 EVO là SSD TLC duy nhất đạt được mức hiệu năng cao này.
Tuy nhiên đối với tốc độ đọc 4K ngẫu nhiên, WD Blue không thực sự tạo nên được sự hứng khởi tương tự.
Tổng kết
Nhìn chung, hiệu năng siêu tốc không phải là điều mà người dùng SSD SATA WD Blue nên quá để tâm. Tuy nhiên, đối với cổng kết nối lưu trữ SATA III, tồn tại một giới hạn về tốc độ truyền mà cho dù SSD có nhanh đến mức nào đi chăng nữa, cũng hiếm khi phát huy tối đa tiềm năng của
Giá ROSX