Giới thiệu Cây mít thái không hạt
1 – Giới Thiệu:
Cây giống Mít không hạt có quả dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Nếu trồng với diện tích lớn thành hàng hóa thì nên liên hệ hoặc ký hợp đồng liên kết với các đơn vị tiêu thụ như Cty CP VINAMIT để được tư vấn về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái… Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai… Mít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90 %. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm. - Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ). - Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. - Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm. - Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. - Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm. - Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
5 – Phân Bón Lót:
Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân h
Giá WACO