Giới thiệu Chén Thiên Mục Du Trích
Chén Thiên Mục Du Trích
– Dung tích: 75 ml - 125 ml
– Kích thước của chén: tùy mẫu có chú thích trên hình ảnh
– Chế tác: Thủ công
– Chất liệu: Nguyên khoáng Tử Sa Nghi Hưng
– Xuất xứ: Kiến Châu (nay là Kiến Âu – một huyện của Phúc Kiến)
Mô tả sản phẩm Chén Thiên Mục Du Trích:
Du Trích có nghĩa là “Giọt dầu” theo Hán Ngữ. Đây là một dạng men thiên mục đặc biệt có lốm đốm trắng hoặc nâu như giọt dầu bắn. Điểm đặc biệt ở chén loại này là nghệ nhân tạo “Giọt dầu” loang với các tia rất đặc sắc. Soi dưới ánh sáng có cảm giác màu óng ánh khó tả.
Men thiên mục là do các oxit kim loại tạo nên do đó chén có thể tương tác với nước làm mềm nước, cảm giác ngon hơn khi uống trà hoặc uống-rượu bằng loại chén này. Cốt chén được làm bằng gốm khá mỏng rất thẩm mỹ.
Loại men này là kết hợp của hàm lượng rất cao oxit nhôm, silica, kali và magiê và một thành phần nữa để tạo nên màu sắc.
Du Trích có màu nâu đỏ là kết quả của việc cho nhiều oxit sắt (Fe2O3) vào phần men (6-12%).
Du Trích có màu đen bạc là do cho thêm cobalt carbonate (CoCO3) vào men (1-5%).
Chất liệu:
Vẻ đẹp của Du Trích là kết quả của phương pháp nung loại men trong môi trường yếm khí. Nếu men Du Trích được nung trong môi trường yếm khí thì oxit sắt (Fe2O3) sẽ trở thành Sắt II (FeO). Trong khi quá trình nung ở nhiệt độ cao này diễn ra. Phân tử oxy có trong oxit sắt bị nhiệt độ cao “kéo” ra ngoài tạo thành CO2. Vì vẫn đang liên kết trong hợp chất Fe2O3 nên khi phân tử oxy bị “kéo” đi thì phân tử Sắt II (FeO) cũng bị lôi đi theo. Khi đến bề mặt men thì chỉ mình phân tử oxy thoát ra không khí còn phân tử Sắt II (FeO) vẫn còn sót lại tạo nên những đốm Sắt II trên bề mặt men. Đây chính là những đốm kim loại của chén Du Trích.
Công năng:
Các nguyên tố vi lượng cấu thành trong men giúp làm ngọt nước trà. (sinh ra phản ứng có lợi với nguyên tố trong trà). Giúp cơ thể hấp thụ tốt, và thúc đẩy quá trình điện giải các chất khoáng làm cơ thể khỏe mạnh.
(Lưu ý: Chén thiên mục du trích được chế tác 100% bằng tay không thể giống hệt như thể hiện trên hình ảnh.
Vì vậy, trong một vài trường sản phẩm có thể hơi khác một chút so với trên hình. Tuy nhiên, chất lượng luôn giống nhau.)
Nguồn Gốc:
Lịch sử của men Thiên Mục
Chất men Thiên Mục có nguồn gốc từ Kiến Châu (nay là Kiến Âu – một huyện của Phúc Kiến), do ban đầu chỉ được dùng để làm chén uống trà nên chất men này được đặt là Kiến Trản – ‘trản’ là cái chén nhỏ còn ‘kiến’ là lấy từ ‘kiến’ phổ biến ở các địa danh nơi đây. Không rõ thời gian chính xác men Thiên Mục ra đời vào khi nào nhưng có một điều chắc chắn là loại men này cực kỳ được ưa chuộng vào thời nhà Tống (960-1279). Trong khi đó theo những người chuyên nghiên cứu về trà đạo Nhật Bản thì từ Thiên Mục (Tenmoku) thì từ Thiên Mục có được ghi nhận trong tài liệu có từ năm 1333. Nhưng theo nhận định khá tin cậy của một số nhà sử học thì đồ gốm làm từ chất men này có mặt ở Nhật Bảo vào giai đoạn Kamakura (1192-1333).
Giá YOOSHI