Giới thiệu Hạt Giống Cỏ Lạc Dại – Cỏ Thảm Cảnh - Cỏ Đậu Phộng (gói 100 hạt) - Cỏ Lạc Tiên
- Chuyên cung cấp các loại : Cây Cảnh- Cây Nội Thất - Cây Giống- Hạt giống - Đồ dùng nông nghiệp chất lượng cao
- Địa chỉ: Khu Trưng Bầy Và Giới Thiệu Sản Phẩm Khoa Công Nghệ Sinh Học - Học viện nông nghiệp Việt Nam - Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - Hà Nội
- Liên hệ tư vấn hỗ trợ trực tiếp : 0868.210.532
--------------------------------------------
Nguồn Gốc Cỏ Lạc Dại – Cỏ Đậu Phộng
- Cỏ lạc dại hay còn gọi là cỏ đậu, cỏ đậu phỗng, cỏ hoàng lạc, có nguồn gốc lâu đời từ nước Brasil. Được nhân rộng phân phối nhanh trên toàn quốc. Nhằm với mục đích trồng làm cảnh và làm thức ăn chăn nuôi. Nay hạt giống Cỏ Lạc Dại được công ty chúng tôi tiến hành nghiên cứu và nhập khẩu về Việt Nam và phân phối trên toàn quốc.
- Đặc Điểm Của Giống Cỏ Lạc Dại – Cỏ Đậu Phộng
Là loại giống cỏ có hình dạng giống với cây Lạc, ở Miền Nam hay còn gọi là cây đậu phỗng. Thân phát triển thành nhiều cành theo sợi dây và bò xung quanh mặt đất. Loại cỏ được trồng bằng hạt và cách dâm cành, hoa cỏ Lạc Dại có màu vàng, lá dài khoảng 2-3cm. Loại cỏ này thường được trồng ở những công viên, hành lang của các công để làm cảnh. Được trồng xung quanh các gốc cây ăn quả để cải thiện lại độ dinh dưỡng của đất. Đồng thời làm thức ăn chăn nuôi rất tốt.
- Mật Độ Và Thời Vụ Gieo Trồng Cỏ Lạc Dại
Cỏ lạc dại là loại giống cỏ dễ trồng và dễ chăm sóc, tái sinh mạnh. Trung bình 1kg hạt giống cỏ lạc dại có thể trồng được khoảng 250-300m2. Hoặc chúng ta có thể nhân giống bằng cách dâm cành. Loại giống cỏ lạc dại có thể trông được quanh năm và phù hợp với nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Tuy nhiên loại cỏ này không chịu được ngập úng.
- Hướng Dẫn Kỹ Thuật Gieo Trồng Hạt Giống Cỏ Lạc Dại
Để trồng giống cỏ Lạc Dại chúng ta tiến hành dọn sạch sẽ rác và cỏ dại trên đất trồng. Sau đó đánh đất tơi ra thật kỹ và thực hiện tróc luống thành hàng dài. Khoảng cách hàng cách hàng là 25-30cm. Hoặc đào thành từng hố, với khoảng cách hố cũng là 25x25cm (kỹ thuật trồng hạt và trồng dâm cành cũng có khoảng cách giống nhau).
Chúng ta thực hiện bón lót phân bón tổng hợp như Đầu Trâu, NPK… Kèm theo phân chuồng hoai mục hoặc mụn dừa, mụn cưa, kèm vỏ trấu… Sau đó tiến hành gieo hạt, hoặc bỏ hom cành giống cỏ Lạc Dại xuống ở ngay bên cạnh các lớp phân đã bón.
Lưu ý: Cần có khoảng cách giữa lớp phân và hạt giống Cỏ Lạc Dại để hạt nảy mầm không bị nóng và thối rễ.
Cần thường xuyên giữ độ ẩm trong thời gian đầu, từ 10-20 ngày hạt giống cỏ sẽ nảy mầm đều đặn.
- Hướng Dẫn Chăm Sóc Giống Cỏ Lạc Dại – Cỏ Đậu Phộng
Chúng ta thường xuyên luôn luôn giữ độ ẩm cho cỏ phát triển tốt trong thời gian đầu. Chăm làm sạch các loại cỏ dại mọc kèm với cỏ để cỏ được phát triển tốt. Có thể phun thêm các phân bón vi sinh bón lá để cỏ được phát triển tốt. Khi cỏ đã phát triển thì lấn áp được cỏ dại. Nếu thân cỏ cao không bằng nhau có thể thực hiện cắt 1 lớp cho cỏ bằng nhau, cảnh quan nhìn sẽ được đẹp hơn.
#hạt-giống #hạt-cỏ #hạt-cỏ-lạc #cỏ-đậu #hạt-cỏ-đậu #hạt-cỏ-lạc-dại #cỏ-lạc-dại #lạc-dại #cỏ-chăn-nuôi #cỏ-thảm #cỏ-công-trình
Giá COMAI