Giới thiệu 1kg Rỉ mật đường dùng nuôi vi sinh, làm EM thứ cấp, EM bokashi
Rỉ mật đường
Mô tả: Mật rỉ đường hay còn gọi là rỉ mật, mật rỉ đường là một trong những loại chất lỏng có độ đặc sánh cao, có màu đen, chính là sản phẩm sau cùng quả quá trình sản xuất đường. Thành phần chính có trong mật rỉ đường là sucroza với một lượng glucoza và fructoza. Mật rỉ đường được sử dụng khá phổ biến tại các ngành công nghiệp như xử lý nước thải, chế biến thức ăn chăn nuôi, trong ngành thủy hải sản, ngành sản xuất phân bón…
Thành phần hóa học của mật rỉ đường: Thành phần có trong mật rỉ đường phụ thuộc chủ yếu vào địa lý và thời tiết – khí hậu từng vùng, giống mía được trồng và thu hoạch theo từng giai đoạn cũng như quá trình sản xuất đường tại các nhà máy. Chính vì thế mật rỉ đường được thay đổi thành phần về chất dinh dưỡng, mùi vị cũng như màu sắc và độ kết dính của sản phẩm.
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của mật rỉ đường Thành phần Trung bình Biến động Nước 20 17 – 25 Sucroza 35 30 – 40 Glucoza 7 4 – 9 Fructoza 9 5 – 12 Các chất khử khác 3 1 – 5 Các gluxit khác 4 2 – 5 Khoáng 12 7 – 15 Các chất chứa N 4,5 2 – 6 Các axit không chứa N 5 2 – 8 Sáp, sterol và phôtpholipit 0,4 0,1 – 1
Tác dụng của mật rỉ đường: Mật rỉ đường được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm: Trên thế giới, mật rỉ đường được sử dụng lên đến 50% trong suốt quá trình chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thường được sử dụng trong quá trình ủ thức ăn xanh cho vật nuôi. Châu Âu và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ rỉ mật chủ yếu của thế giới để làm thức ăn gia súc. Trước đây rỉ mật thường được dùng cho gia súc ăn ở mức tương đối thấp trong khẩu phần (thường dưới 20% khẩu phần). Tuy nhiên, gần đây các nghiên cứu ở Cuba cho thấy rằng rỉ mật có thể dùng như một loại thức ăn thay thế cho ngũ cốc như là một giải pháp cho việc thâm canh chăn nuôi ở vùng nhiệt đới. Rỉ mật có thể được cho gia súc ăn theo một số cách khác nhau như trộn rỉ mật với các thức ăn khác, rỉ mật pha loãng để cung cấp năng lượng trực tiếp hay dùng như là một chất chứa N phi protein (NPN), vitamin, khoáng và cả th uốc thú y.
* Những ưu điểm khi sử dụng mật rỉ đường chế biến thức ăn chăn nuôi:
– Tăng mật độ năng lượng – Tăng tính ngon miệng – Giảm bụi bặm – Tăng chuyển hóa nên giảm chi phí thức ăn – Cải thiện chất lượng (vật lý) của sản phẩm – Bao bọc các thành phần thức ăn kém ngon miệng – Giá thành rẻ Một số tác dụng khác của mật rỉ đường: – Mật rỉ đường có thể được dùng để lên men – Nguyên liệu sản xuất – Nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính) – Nguyên liệu sản xuất men thực phẩm – Sử dụng mật rỉ đường để kiểm soát Nitơ vô cơ (ammonia, nitrit) Và pH trong ao nuôi thủy sản – Xử lý nước thải
Giá METAN