Giới thiệu 1Kg Cành Cây Giao ( Cây Xương Khô ) - Bài thuốc dành cho Viêm Xoang
- 100g - 12k (2 lần xông)
- 500g - 48k (10 lần xông)
- 1kg - 90k (20 lần xông)
Cây xương khô nhà mình trồng rất nhiều. Ai muốn mua về xông và sẵn trồng luôn cứ nói mình ngắt đoạn già về ghim là lên nha các tình iu
Cây giao (cây xương cá, cây nọc rắn, cây xương khô, cây san hô xanh) có vị chua, có công dụng giải ngứa, khử phong, sát trùng, giải độc và tiêu viêm.
Chất mủ nhựa của cây tuy chứa độc tính nhưng có tác dụng kháng khuẩn, khử khuẩn và sát trùng mạnh.
Một số tài liệu nghiên cứu cho biết, trong cây giao có chứa thành phần hoạt chất ethanol (có nhiều trong cồn và rượu), hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn cao, ức chế các chủng khuẩn gây hại đường hô hấp, đồng thời chống lại phản ứng viêm nhiễm và phòng tái phát hiệu quả
1/ Cần chuẩn bị
• Khoảng 15 - 20 đốt cây giao tươi (nên dùng dược liệu vừa mới thu hái);
• 300 - 500ml nước;
• Cái ấm nhỏ;
• Một tờ giấy trắng có chiều dài khoảng 50cm
2/ Thực hiện
• Mang toàn bộ cây giao rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, lớp đất cát và vi khuẩn bám quanh thân cây. Tốt hơn nếu rửa cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ chất mủ độc;
• Vớt ra để ráo và dùng kéo cắt thành từng đốt ngắn khoảng 1,5 - 2,5cm;
• Cho hết dược liệu vào trong ấm, đổ nước ngập, đậy kín nắp rồi để lên bếp đun sôi;
• Đối với tờ giấy trắng, tiến hành quấn thành hình phễu dài với một đầu to và một đầu nhỏ. Úp phễu đầu to vào miệng ấm, còn đầu nhỏ kề sát vào mũi để có thể hít được phần hơi nước bốc lên;
• Tiến hành ngồi xông vào mỗi bên mũi khoảng 10 phút;
• Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì trong khoảng 5 - 7 ngày sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.
3/ Một số lưu ý khi tiến hành xông mũi
• Trước khi đặt phễu giấy vào đầu miệng ấm, bạn nên chỉnh nhỏ lửa để tránh tình trạng bị cháy;
• Cần tiến hành xông hơi mũi ngay khi hơi nước đầu tiên bốc lên. Bởi lúc đó tác dụng của dược liệu đạt được mức cao nhất;
• Nên trực tiếp xông hơi mũi khi ấm vẫn tiếp tục đun sôi, điều chỉnh lửa sao cho không quá to để phòng tránh tình trạng bỏng hơi;
• Chú ý khoảng cách giữa ống phễu và lỗ mũi để phòng tránh tình trạng quá nóng;
• Sau khi kết thúc xông mũi, bạn nên giữ lại phần nước trong ấm để dùng cho những lần sau. Lần sử dụng kế tiếp chỉ cần thêm vài nhánh cây giao là có thể dùng tiếp. Dùng thêm khoảng 2 lần thì bỏ và thay thế bằng dược liệu mới.
4/ KHÔNG SỬ DỤNG CÂY GIAO ĐỐI VỚI
• Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu;
• Người có sức đề kháng yếu;
• Người đang gặp vấn đề liên quan đến đường hô hấp như: ho, viêm phế quản
• Người đang bị chấn thương vùng mũi;
• Trẻ em chưa đủ 10 tuổi;
• PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
• Người già, người cao tuổi.
Lưu ý: Trong cây giao chứa một lượng độc tố lớn. Tuyệt đối không để nhựa giao dính vào mắt có thể gây mù lòa
- Không được dùng ấm/xoong đã nấu cây giao để đun nước uống. Nên dành riêng 1 ấm hoặc xoang để đun nước cây giao để tránh độc từ cây giao dính vào nước uống.
5. Bảo quản: để nơi thoáng mát, tránh bọc vào túi.
Giá FORS