Giới thiệu 1 kg Rỉ Mật Đường Ủ Rác Hữu Cơ Đặng Gia Trang
Mật rỉ đường – bí quyết không thể thiếu trong ủ phân hữu cơ tại nhà
Hiện nay, việc tự ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt đang là cách mà nhiều hộ gia đình phố chọn lựa. Vừa tận dụng được nguồn rác thải, vừa tạo được nguồn phân hữu cơ an toàn cho cây trồng. Tuy nhiên, để việc ủ phân đạt hiệu quả, chúng ta vẫn cần bổ sung một số chất nền để đẩy nhanh thời gian ủ. Và mật rỉ đường sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho phương pháp ủ phân tại nhà của bạn.
Vậy mật rỉ đường là gì? Áp dụng trong ủ phân hữu cơ như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1/ Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường là phụ phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường. Trong mật rỉ chiếm đa số là đường, ngoài ra còn có chất khoáng, vitamin,… Từ lâu, mật rỉ đã được áp dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: thức ăn chăn nuôi, xử lý nước thải, sản xuất cồn,…
Đây được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng rẻ tiền và hiệu quả trong việc nuôi và duy trì sinh khối cho các loại vi sinh vật phát triển. Hiện nay, mật rỉ đường có giá thành tương đối rẻ, dễ dàng trong sử dụng và bảo quản nên ngày càng được sử dụng rộng rãi.
2/ Vai trò của mật rỉ đường trong ủ phân hữu cơ
Trong quá trình ủ phân hữu cơ, vi sinh vật chiếm vai trò là tác nhân giúp phân hủy các vật liệu. Hệ vi sinh vật này có thể tồn tại tự nhiên trong vật liệu ủ, nhưng cũng có thể được bổ sung từ ban đầu như sử dụng EM hay Trichoderma.
Để gia tăng sinh khối, giúp hệ vi sinh vật thích nghi và hoạt động tốt, chúng cần có nguồn thức ăn nền dễ dàng sử dụng, và mật rỉ đường chính là loại thức ăn lý tưởng đó. Khi bổ sung thêm mật rỉ vào bể ủ, sẽ giúp:
Cung cấp nguồn thức ăn ban đầu cho vi sinh vật
Gia tăng sinh khối và hiệu quả hoạt động của hệ vi sinh
Đẩy nhanh thời gian ủ
Vì trong mật rỉ có thành phần dinh dưỡng tương đối đa dạng với đường (30-40%), khoáng (7-15%), nước (17-25%), vitamin,… đây sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho hệ vi sinh phát triển và gia tăng mật số một cách nhanh chóng.
3/ Cách ủ phân hữu cơ với mật rỉ đường
Bước 1: Chuẩn bị bể ủ
Bước đầu tiên để chuẩn bị ủ phân hữu cơ, các bạn cần chọn được cho mình bể ủ có dung tích tương đối lớn từ 20-120 lít, bể ủ có không gian rộng rãi sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đảo trộn phân. Bể ủ có thể được tận dụng dễ dàng từ những thùng nhựa, thùng gỗ,… có sẵn.
Bước 2: Xác định vị trí đặt bể ủ
Trong quá trình ủ, phân có khả năng sẽ gây ra mùi, vì vậy nên đặt bể ủ xa nơi sinh hoạt. Nên chọn nơi có nắng tương đối tốt giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy cũng như có khả năng thoát nước khi bị rò rỉ nước trong bể ra ngoài.
Bước 3: Phân loại rác, chọn những rác thải để làm phân hữu cơ tại nhà
Để quá trình ủ diễn ra dễ dàng, vật liệu ủ nên được chọn từ các loại rác thải như: xác cây, hoa quả thừa, cỏ, phân động vật, bã cà phê, báo giấy, mạc cưa, vỏ trứng, rơm, túi trà lọc,…
Lưu ý: có một số loại rác không nên sử dụng như: Đồ nhựa, các loại xương, thịt của gia súc, gia cầm, sản phẩm từ sữa, gỗ đã qua chế biến, vỏ sò vỏ hến, cỏ dại, than gỗ, chất béo và dầu mỡ phân người và phân vật
Giá GEM